Header Ads

ads header

Breaking News

Final Fantasy

Photobucket

Final Fantasy (ファイナル ファンタジー Fainaru Fantajī) là một dòng game RPG (nhập vai) sáng tạo bởi Hironobu Sakaguchi, được phát triển và thuộc quyền sở hữu của Square Enix (trước đây là SquareSoft Co., Ltd). Có thể coi đây là series được phân phối rộng rãi nhất trên thế giới, bao gồm các phiên bản trên hệ console, máy cầm tay, game nhập vai trực tuyến, game cho điện thoại di động, phim điện ảnh, anime.

Bản đầu tiên phát hành tại Nhật Bản năm 1987, sau đó được phân phối rộng rãi trên các thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, trên rất nhiều hệ máy như Nintendo Entertainment System, MSX 2, Super Nintendo Entertainment System, Sony PlayStation, PC, WonderSwan Color, Sony PlayStation 2, IBM PC, Game Boy Advance, Nintendo GameCube, PlayStation Portable, Xbox 360, PlayStation 3, Nintendo DS cùng một số mẫu điện thoại di động.

Photobucket

Đã có ba phần của dòng game được phát hành trên hệ máy Nintendo Entertainment System (NES), Final Fantasy xuất hiện ở Nhật năm 1987, ở Bắc Mỹ năm 1990, tạo nên rất nhiều những chuẩn mực để phát triển dòng RPG console, sau này nó được làm lại trên một vài hệ máy chơi game khác. Final Fantasy II phát hành năm 1988 (Nhật Bản), trong các phần làm lại sau này nó được đi kèm với bản đầu tiên. Phiên bản cuối cùng trên máy NES, Final Fantasy III phát hành duy nhất ở Nhật năm 1990, mãi đến năm 2006 mới được làm lại cho hệ Nintendo DS.

Máy Super Nintendo Entertainment System (SNES) cũng có 3 phần thuộc main series, đó là Final Fantasy IV phát hành năm 1991, ở Bắc Mỹ nó có tên Final Fantasy II, đánh dấu sự xuất hiện của hệ thống “Active Time Battle”. Final Fantasy V, phát hành năm 1992 tại Nhật, là game đầu tiên có sản phẩm ăn theo, một series anime ngắn có tên Final Fantasy: Legend of the Crystals. Final Fantasy VI phát hành ở Nhật năm 1994, được đặt tên là Final Fantasy III khi bán tại Bắc Mỹ.

Cốt truyện

Tâm điểm của nhiều game Final Fantasy là kể về một nhóm nhân vật chiến đấu với ác quỷ hoặc một tổ chức, thế lực nào đó có ý định thôn tính thế giới. Cốt truyện hay có dạng nhân vật chính tham gia vào cuộc nổi dậy chống lại một âm mưu đen tối nào đó. Các anh hùng thường được tập hợp lại để cùng nhau đánh bại quỷ dữ. Một dạng khác trong diễn biến của game là tồn tại 2 nhân vật phản diện; một không hiện rõ bản chất; một được giới thiệu ngay khi bắt đầu game. Các nhân vật sẽ buộc phải tiếp tục hành trình của mình để tiến tới trận chiến cuối cùng.

Photobucket

Photobucket

Cốt truyện của series gần đây hay nhấn mạnh vào những cuộc đấu tranh nội tâm, cảm xúc hay bị kịch của nhân vật, những ảnh hưởng của quá khứ đến cuộc sống hiện tại. Game cũng cho người chơi khám phá quan hệ giữa các nhân vật, từ tình yêu đến sự thù địch. Những viên crystal có vai trò khá quan trọng trong game, có thể là yếu tố tạo nên thế giới hoặc liên quan trực tiếp đến sự sống của cả hành tinh. Từ đó, việc tìm và điều khiển được crystal sẽ chi phối diễn biến chính trong game. Game cũng hay đề cập tới thuyết Gaia, thuyết tận thế và sự xung đột giữa công nghệ tiên tiến với tự nhiên.

Bên cạnh những nhiệm vụ cần thiết để phát triển cốt truyện, chúng ta còn có thể tham gia các mini-game hay thực hiện các nhiệm vụ nhỏ để có thể nâng cao sức mạnh và tạo sự thú vị của trò chơi.

Gameplay

Trong Final Fantasy, người chơi được điều khiển một nhóm các nhân vật, đi theo cốt truyện để khám phá thế giới của game và đánh bại các đối thủ. Kẻ thù thường xuất hiện ngẫu nhiên trên đường đi, nhưng việc này đã thay đổi trong Final Fantasy XI, Final Fantasy XII và Final Fantasy XIII. Người chơi ra các lệnh như “Fight”, “Magic” hay “Item” cho từng nhân vật thông qua một menu trong trận chiến.

Photobucket

Xuyên suốt series, nhà sản xuất đã sử dụng rất nhiều hệ thống battle khác nhau. trước khi kẻ thù tấn công. Hệ thống này được dùng cho đến Final Fantasy X khi nó được thay thế bởi hệ thông Conditional Turn-Based gần giống với hệ thống cổ điển nhưng được thêm một vài sắc thái mới để thử thách người chơi. Final Fantasy XI chuyển sang dùng kiểu battle thời gian thực, nhân vật sẽ liên tục ra đòn sau khi người chơi ra lệnh. Final Fantasy XII tiếp tục dùng gameplay kiểu này với hệ thống “Active Dimension Battle”.

Trong đó phiên bản đang được chờ đợi tiếp theo sẽ từ bỏ lối chơi đánh theo lượt truyền thống J-RPG và thay vào đó là một phong cách A-RPG hoành tráng, bối cảnh rộng lớn hơn đang khiến Final Fantasy XV trở nên nổi bật một cách đầy mê hoặc. Khi tham gia vào một trận chiến trong game, người chơi sẽ thực hiện các đòn đánh bằng cách bấm nút tấn công. Bằng cách giữ nút này, hoặc bấm liên tục, nhân vật sẽ sử dụng các đòn liên hoàn (combo) khác nhau. Ngoài những đòn đánh cơ bản, sẽ có những đòn phối hợp giữa các nhân vật trong nhóm để tạo ra các chiêu thức mạnh hơn nhiều so với đòn tấn công cá nhân. Người chơi sẽ phải căn thời điểm bấm nút thật chính xác nếu muốn kết nối thành công các đòn đánh của nhân vật.

Photobucket

Tuy nhiên điều phổ biến nhất trong tất cả các bản Final Fantasy đó là những chiếc airship dùng để di chuyển những quãng đường dài. Nếu như trước đây chỉ có những loại airship cổ thì từ Final Fantasy VII, nhiều loại airship hiện đại đã được thiết kế ra.

Đồ họa và công nghệ

Phiên bản đầu tiên trên NES chỉ dùng những hình ảnh 2 chiều đơn giản của thành viên đứng đầu trong nhóm vì giới hạn của công nghệ đồ hoạ thời bấy giờ. Trong battle thì có nhiều chi tiết hơn khi trình chiếu phiên bản hoàn chỉnh của nhân vật. Cách làm này được áp dụng đến tận Final Fantasy VI, game sử dụng phiên bản đầy đủ cho cả world map và battle. Hình ảnh của máy NES có độ cao 26 pixel với bảng màu chỉ có 4 màu. 6 khung hình chuyển động được dùng để mô tả các trạng thái khác nhau của nhân vật như “khoẻ mạnh” hay “mệt mỏi”. Phiên bản trên SNES được cải tiến về đồ hoạ, hiệu ứng và có chất lượng âm thanh tốt hơn hẳn. Hình ảnh máy SNES ngắn hơn 2 pixel nhưng bù lại có nhiều màu và nhiều khung hình hơn: 11 màu - 40 khung hình. Điều này cho phép nhà thiết kế tạo ra nhân vật nhiều chi tiết hơn và tạo được nhiều cảm xúc hơn. Bản đầu tiên đã có những nhân vật phụ (NPC) mà người chơi có thể tương tác nhưng hầu hết đều là những vật thể tĩnh. Từ bản thứ 2 trở đi, Square thay vào những NPC di chuyển được.

Photobucket

Âm nhạc

Âm nhạc trong Final Fantasy đã trở thành một ký ức khó phai với bất cứ là fan của dòng game. Uematsu Nobuo là người viết nhạc chính cho dòng Final Fantasy đến khi ông rời khỏi Square Enix tháng 11 năm 2004.

Thành công của tựa game Final Fantasy không chỉ đến từ gameplay và những câu chuyện vừa thú vị vừa đậm chất nhân văn mà còn bởi các bản soundtrack chạm tới cảm xúc của người nghe như:

Eye on me - Final Fantasy VIII
Melodies of life - Final Fantasy IX
Sutekidane - Final Fantasy X
1000 words - Final Fantasy X-2
Redemption - Dirge of Cerberus: Final Fantasy VII
Kiss Me Goodbye - Final Fantasy XII
Why - Crisis Core: Final Fantasy VII.

Các bài hát có thể nói là đã làm nên tên tuổi của mỗi bản Final Fantasy này vẫn luôn mang cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng thư thái, quên đi những phiền muộn ở hiện tại ngay cả khi nghe lại.

Photobucket

Loạt game này thành công thì có 50% là do phần âm nhạc.Trong đó,vào các phiên bản từ Final Fantasy X trở về trước đều mang đậm dấu ấn của Uematsu Nobuo. Tên tuổi của ông được hình thành từ đây.Các bài hát hoặc soundtracks trong game lôi cuốn và làm mê đắm biết bao nhiêu thế hệ game thủ trên thế giới.

Các phiên bản Final Fantasy từ Final Fantasy I cho đến Final Fantasy VII đều không có ca khúc chủ đề, nhưng các đoạn soundtracks và các hiệu ứng âm thanh trong các game trên thì không thể chê vào đâu được. Còn Final Fantasy từ phiên bản thứ 8 (Final Fantasy VIII) cho đến phiên bản thứ 10 (Final Fantasy X) đều có ca khúc chủ đề do chính Uematsu Nobuo sáng tác. Những bài hát trên trở thành bất hủ, dù game đã trải qua hơn 10 năm,nhưng chúng vẫn giữ được vị trí cao trong lòng các game thủ, hoặc thậm chí những người chưa chơi qua game này.



Cho đến nay, Square đã có 15 phiên bản Final Fantasy chính thức, bao gồm các phiên bản từ Final Fantasy I đến Final Fantasy XIV và một bản kế tiếp của Final Fantasy X là Final Fantasy X-2. Mỗi phiên bản của Final Fantasy được phát hành trên nhiều quốc gia và với hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật để thích ứng với thị trường trong và ngoài nước. Square còn cho phát hành các phiên bản được làm lại trên nhiều hệ máy điện tử khác nhau, ngoài ra còn một số phiên bản khác cũng đồng thời mang cái tên Final Fantasy. Đó là Final Fantasy Legend I, II, III (Game Boy), Final Fantasy Adventure (Game Boy), Final Fantasy Tactics Advance (Game Boy Advance - Strategy), Final Fantasy Tactics (PlayStation - Strategy), Final Fantasy Mystic Quest (SNES), Final Fantasy: Crystal Chronicles (GameCube). Sắp tới sẽ là Final Fantasy VII Remake trên PlayStation 4.

Photobucket

Ngoài ra Square Enix đã từng cho ra mắt 2 tựa game dành cho hệ máy PSP đó là: Dissidia Final Fantasy và Dissidia 012 Final Fantasy, thuộc thể loại hành động đối kháng mang yếu tố nhập vai, các nhân vật trong game này là những nhân vật trong các game Final Fantasy mà Square Enix đã phát hành.

Photobucket

Bản Dissidia đầu tiên ra mắt trên PSP vào năm 2009, theo sau là Dissidia 012 năm 2011 với sự bổ sung thêm nhân vật cùng một số cơ chế gameplay mới. Cả hai đều được đánh giá rất cao bởi giới chuyên môn lẫn người hâm mộ. Dissidia 012 Duodecim: Final Fantasy sẽ có thêm nhiều nhân vật mới ngoài các nhân vật đã từng xuất hiện ở Dissidia: Final Fantasy tiêu biểu như Lightning (Final FantasyXIII), Tifa (Final Fantasy VII) hay Kain Highwind (Final Fantasy IV).

Photobucket

Phiên bản mới Dissidia Final Fantasy Arcade sẽ dành cho các máy game thùng (Arcade) phát hành vào ngày 26/11/2015 tại Nhật và phát hành trên Playstation 4 vào khoảng 1 năm sau đó.

Square còn cho phát hành những bộ phim như Final Fantasy: The Spirits Within và bộ phim được nhiều người trông đợi là Final Fantasy VII: Advent Children (2005), Final Fantasy VII: Advent Children [Complete 2009]. Last Order: Final Fantasy VII, và sắp tới là Kingsglaive: Final Fantasy XV.

Photobucket

† Download: ( Hệ máy Super Nintendo )
NES Final Fantasy
NES Final Fantasy II
NES Final Fantasy III
Final Fantasy IV
Final Fantasy V
Final Fantasy VI


† Video:


Photobucket
Nyan~ !!! Nyan~ !!! ~+:+* watashino namae wo yonde *+:+~

No comments