Fire Emblem
- Giả lập Gameboy Advance cho Android
- Giả lập GameBoy Advance trên Nokia 7610
- Fire Emblem 6: Sword of Seal
- Fire Emblem 7: Blazing Sword
- Fire Emblem 8: The Sacred Stones
- Advance Wars
- Final Fantasy
- Super Robot War
Fire Emblem (ファイアーエムブレム, Faiā Emuburemu) là một dòng game nhập vai chiến thuật được phát triển bởi Intelligent Systems (và cả Shouzou Kaga), đồng phát triển Advance Wars (và dòng này cũng có vài đặc tính chiến thuật tương đồng với Fire Emblem), và được phát hành bởi Nintendo Co., Ltd. Dòng Fire Emblem khá nổi tiếng với tính sáng tạo trong một game chiến thuật nhập vai đầu tiên, ảnh hưởng khá nhiều bởi văn hóa Trung cổ phương Tây. Cả dòng game cũng được đánh giá cao nhờ sở hữu những nhân vật được phát triển rất có chiều sâu, cùng với tính mô phỏng chân thực - khi các nhân vật thắng thua, yêu ghét, và sống chết đều có giá trị mãi đến khi game kết thúc. Dòng game hiện đã đến game thứ 14, và đã được phát hành trên các hệ máy Famicom (NES), Super Famicom (SNES), Game Boy Advance, Nintendo GameCube, Wii, Nintendo DS, và Nintendo 3DS. Một game Fire Emblem dành cho Nintendo DS, remake của game Fire Emblem đầu tiên, Fire Emblem: Ankoku Ryū to Hikari no Tsurugi; cũng là game Fire Emblem đầu tiên có tính năng chơi mạng.
Hầu hết toàn bộ dòng game đều chỉ ra mắt công chúng tại Nhật. Fire Emblem, tựa game thứ 7 của dòng, trở thành tựa game Fire Emblem đầu tiên được phát hành trên tòan thế giới vào năm 2003, một phần là nhờ vào việc các nhân vật Fire Emblem Marth và Roy xuất hiện trong Super Smash Bros. Melee. Được phát hành ngoài Nhật chỉ với cái tên giản đơn Fire Emblem, game được thiết kế riêng cho những ai mới làm quen với dòng game, mười chương đầu tiên của game được thiết kế để giới thiệu với người chơi gameplay. Tất cả các tựa Fire Emblem kể từ đó về sau đều được phát hành trên toàn thế giới.
Gameplay - Turn Based Strategy
Fire Emblem là một dòng game chiến thuật dàn trận theo lượt cổ điển trong đó bao hàm việc di chuyển các đơn vị quân trên một bản đồ được tính ô sẵn để hoàn thành mục tiêu đề ra như chiếm đóng một căn cứ, sống sót qua một số lượt, hay tiêu diệt trùm. Nhiều yếu tố của một game console nhập vai truyền thống cũng hội tụ trong dòng; điển hình là người chơi có thể dùng tiền để mua vũ khí và vật dụng từ các cửa hàng, viếng thăm các làng mạc và thành phố, trò chuyện với các nhân vật, và chuyển đổi trang bị.
Hệ thống chiến đấu được thiết kế dựa trên nguyên tắc bao - búa - kéo, với mỗi loại vũ khí đều vừa có lợi thế lẫn bất lợi đối kháng lẫn nhau. Tính từ Fire Emblem: Seisen no Keifu cho đến game mới nhất của dòng, Fire Emblem: Radiant Dawn, hệ tương quan vũ khí này là giáo thắng gươm, gươm thắng rìu, và rìu thắng giáo. Cung là loại vũ khí không bị ảnh hưởng bởi hệ tương quan trên, có khả năng tấn công xa, gây sát thương lớn đến những đơn vị không quân như pegasi and wyverns, nhưng bất lợi cho các cung thủ là không có khả năng phản đòn trước tấn công cận chiến. Một hệ tương quan phép thuật tương tự, cũng tồn tại và biến đổi qua mỗi game khác nhau. Trong Fire Emblem cho Game Boy Advance, light thắng dark, dark thắng anima, và anima thắng light. Ở những game khác, lửa thắng gió, gió thắng sấm sét, và sấm sét thắng lửa. Phép thuật là một loại vũ khí đặc biệt khi có để sử dụng để chiến đấu tầm xa lẫn cận chiến.
Không như những game ngoài dòng, hầu hết vũ khí trong dòng Fire Emblem đều có một số lần sử dụng giới hạn và có khả năng gãy/vỡ. Bởi vậy, người chơi phải thường xuyên mua vũ khí thay thế hoặc sửa chữa lại vũ khí đã gãy/vỡ. Hiển nhiên, vũ khí yếu thường có số lần sử dụng cao hơn vũ khí mạnh.
Không như Advance Wars và những game chiến thuật RPG khác như Final Fantasy Tactics, những đơn vị quân nhân tạo hoàn toàn vắng bóng. Thay vào đó, Fire Emblem sử dụng một số lượng nhân vật đồ sộ đầy phong cách, mỗi nhân vật thuộc một class nhân vật trong dòng và có một tính cách lẫn quá khứ riêng. Ban đầu, đội quân của người chơi rất bé nhỏ khi mới bắt đầu game, nhưng dần dần, các đơn vị quân khác sẽ gia nhập đội quân này thông qua các sự kiện trong cốt truyện hoặc qua hành động của người chơi. Những game sau này của dòng thường có số lượng nhân vật có thể thu thập được vào khoảng 30 đến 50!
Sử dụng các đơn vị quân trong chiến đấu giúp cho họ nhận được điểm kinh nghiệm; level của nhân vật sẽ tăng lên cứ mỗi 100 điểm kinh nghiệm. Việc tăng level của toàn bộ nhân vật là một thử thách thực sự, khi nhiều nhân vật mới gia nhập thường có level và chỉ số quá thấp, nhưng dựa vào yếu tố số lượng điểm kinh nghiệm được nhận được quyết định bởi khoảng cách level, nhân vật có level thấp sẽ nhận được nhiều điểm kinh nghiệm hơn nhân vật level cao khi tiêu diệt cùng một đối thủ. Bên cạnh chỉ số, nhân vật còn có level dùng vũ khí nằm trong những loại vũ khí nhân vật đó có thể sử dụng; level này biến đổi từ E (thấp nhất) đến S (cao nhất). Trong Radiant Dawn, level vũ khí SS được thêm vào, cao hơn level S. Nhân vật chỉ có thể sử dụng các vũ khí có level thấp hơn hoặc bằng level dùng vũ khí của bản thân, nhưng level dùng vũ khí này tăng lên khi sử dụng liên tục vũ khí.
Tính lãng mạn và tình bạn là những yếu tố thường thấy xuyên suốt cả dòng Fire Emblem. Bắt đầu từ game thứ 6, Fūin no Tsurugi, nhân tố này đã được thăng hoa vào trong gameplay bằng các đoạn hội thoại support. Trong tựa Fire Emblem trên GBA, những đoạn hội thoại này diễn ra khi một đôi nhân vật nhất định kết thúc lượt bên nhau. Sau một thời gian dài cho các nhân vật ở bên nhau, người chơi có được một đoạn hội thoại support giữa hai nhân vật; quá trình này diễn ra ba lần. Path of Radiance biến đổi yếu tố này lại một chút khi các nhân vật chỉ cần chiến đấu bên nhau một số trận nhất định, không nhất thiết phải luôn ở cạnh nhau.
Các nhân vật support cho nhau nhận được những chỉ số bonus, xuất hiện bất kì khi nào hai nhân vật support ở trong phạm vi 3 ô với nhau trên chiến trường. Nếu hai nhân vật có tình yêu, tình bạn thân, hoặc bất kì tình cảm nào diễn ra trong 3 đoạn hội thoại support, kết quả thường làm ảnh hưởng đến kết game (ending). Dựa vào tiến triển của nhân vật, các kết quả diễn ra thường là đám cưới, tình bạn vững bền, hay tiếp tục mối quan hệ.
Những nhân vật Fire Emblem mất hết hit point (HP) sẽ chết và không thể trở lại game nữa. Yếu tố này ảnh hưởng đến toàn bộ các đơn vị quân trong Fire Emblem. Nếu người chơi muốn sử dụng một nhân vật đã chết, thì phải chơi lại chương mà nhân vật đó chết. Thêm vào đó, "Game Over" xuất hiện ngay khi các nhân vật chính trong cốt truyện ngã xuống, hoặc ở các tình huống người chơi không hoàn thành được mục tiêu đề ra. Chỉ ở những trường hợp đặc biệt, quan trọng đối với tiến triển câu chuyện, các nhân vật dù đã ngã xuống vẫn chưa chết, dù không tiếp tục chiến đấu được ở những trận kế. Trong một số trường hợp hiếm thấy, nhân vật đã ngã xuống trong chiến đấu vẫn trở lại sau này. Điển hình là trong Fire Emblem, game được chia làm 2 phần, với truyền thuyết về Lyn và Eliwood (hay Hector); tất cả các nhân vật trong câu chuyện của Lyn đều trở lại trong phần 2 dù họ đã sống hay chết ở phần một.
Linh vật của dòng là một thánh tích, hoặc một cổ vật biến đổi theo dòng. Fire Emblem đầu tiên là một chiếc khiên. Trong bản remake Monshō no Nazo, các nhân vật chính có thể dùng Fire Emblem để mở các rương báu, và ở Book Two (phần 2 của game), nếu được nâng cấp bằng 5 viên ngọc, Fire Emblem trở thành Shield of Seals. Trong Seisen no Keifu, Fire Emblem không xuất hiện, nhưng đóng vai trò là gia huy của một dòng họ. Ở Fūin no Tsurugi và Fire Emblem, Fire Emblem là một viên ngọc tối cần thiết cho nghi lễ đưa một người thừa kế lên ngai vị và phong ấn đi rồng thiêng. Trong The Sacred Stones, Fire Emblem là một hòn đá; phong ấn linh hồn của một vị thần bóng tối, nhưng có hai mảnh, và đã bị đập vỡ. Trong Path of Radiance and Radiant Dawn, đây là tên của một chiếc thánh huy chứa đựng linh hồn của một thần bóng tối.
Các vị trí chính của dòng Fire Emblem, thường được xác định bởi tên của đại lục mà game đang diễn ra. Ngoại trừ Akaneia và Barensia, được xác nhận là một phần của một thế giới, mỗi đại lục tồn tại trong một vũ trụ riêng với phiên bản Fire Emblem riêng mình. Game có cùng đại lục sẽ đơn thuần tiếp tục câu chuyện và mối quan hệ nhân vật. Điển hình là, Fire Emblem là tiền bản của Fūin no Tsurugi, và một số nhân vật có mối liên quan họ hàng với nhau.
Hiện tại có 6 đại lục:
Akaneia: Ankoku Ryū to Hikari no Tsurugi – Monshou no Nazo
Barensia: Gaiden
Jugdral: Seisen no Keifu – Thracia 776
Elibe: Fūin no Tsurugi – Fire Emblem
Magvel: Sacred Stones
Tellius: Path of Radiance – Radiant Dawn
Main Theme Music
Soundtrack của Final Fantasy Tactics Advance là Final Fantasy Tactics Advance: Original Soundtrack, được sáng tác bởi Nobuo Uematsu, Hitoshi Sakimoto, Kaori Ohkoshi, và Ayako Saso. Nó cũng có album remix có tên là White: Melodies of Final Fantasy Tactics Advance, và một bài hát quảng cáo độc quyền bằng tiếng Nhật có tên là Shiroi Hana.
Toàn bộ phần âm thanh cho Fire Emblem được soạn bởi Yuka Tsujiyoko hầu hết toàn dòng. Tám game đầu tiên trong dòng đều có những đoạn nhạc thuần nhạc cụ. Tuy nhiên, Fire Emblem: Path of Radiance đã phá vỡ truyền thống với bài hát "Life Returns" được hát bằng giọng của một chủng loài trong game. Phiên bản ca khúc có lời hát cho "Fire Emblem Main Theme" cũng xuất hiện trong Super Smash Bros. Brawl. Vì lí do ra mắt trên toàn cầu, phiên bản này được hát bằng tiếng Latin.
Có những bài nhạc luôn hiện hữu trong Fire Emblem. Thường gặp nhất là "Fire Emblem Main Theme" luôn nổi lên vào những lúc thích hợp, với nhiều dụng ý khác nhau. Kể từ Fire Emblem: Seisen no Keifu, những khúc nhạc nền chiến đấu của các game Fire Emblem trước được biến đổi thành nhạc nền đấu trường. Một số trường hợp tương tự cũng có xảy ra. Âm nhạc trong game đã được phát hành ra trên nhiều đĩa tại Nhật.
Lịch sử phát triển của Fire Emblem
Có thể kết luận rằng khi Fire emblem 1 được phát hành trên NES (Nintendo Entertainment System) ở Nhật ngày 20/4/1990, nó đã tạo nên thể loại chiến thuật nhập vai. Với cái tên Ankoku Ryu- to Hikari no Tsurugi (Dark Dragon and the Sword of Light),Fire Emblem thành công ngay lập tức trên thị trường Nhật Bản và trở thành một phần văn hóa thế giới, là một trong những game nổi tiếng đầu tiên trong giới game thủ. Với cách chơi siêu việt được thiết kế bởi Shouzou Kaga và một thiên sử thi âm nhạc do Yuka Tsujiyoko tạo nên, Fire Emblem thật sự là một viên ngọc quý. Bên cạnh những giá trị đó, nó được thể hiện trên nền 8-bit tuyệt vời và sở hữu một lượng chưa từng có các hình ảnh nhân vật độc nhất.
1) Fire Emblem 1: The Dragon Of Darkness And The Sword Of Light
- Năm sản xuất: 1990
- Hệ máy: NES
- Cốt truyện: Marth là hoàng tử Altea và là người nối dõi dòng họ Anri, là người đã giết con rồng Medeus. Tuy nhiên, sau đợt tấn công của vương quốc láng giềng Dolua,Marth thua trận và thành kẻ tha hương.Em gái Ellis của anh bị bắt cóc sau khi cha anh bị giết bởi gã thầy tu Garnef.Với sự giúp đỡ của hiệp sĩ Altenan Jeigan, công chúa Tallisian Shedda, và những người khác, Marth bắt đầu cuộc tìm kiếm thanh kiếm báu Falchion,và biểu tượng lửa (fire emblem) để anh sử dụng được nó.Với thanh kiếm Falchion, anh giáp mặt Garnef và tiêu diệt rồng quỉ Medeus, chiến thắng vương quốc Altea và cứu em gái mình.
2) Fire Emblem 2: Fire Emblem Gaiden
- Ngày ra mắt: 13-4-1992
- Hệ máy: NES
- Cốt truyện: 2 người bạn thân là Alm và Celica được huấn luyện qua 5 chap đầu để thành hiệp sĩ.Trong suốt cuộc hành trình, Alm được phát hiện là hoàng tử Rigel và Celica là công chúa Sofia và là thánh nữ Mira.Class trong game hơi lạ vì Alm là class Fighter và lên Hero còn Celica class Priestess và lên class là princess
3) Fire Emblem 3: Monshō no Nazo (Mystery of the Emblem)
-Tạm dịch là: Bí mật huy hiệu lửa. Đây là game Fire Emblem đầu tiên đặt chân lên dòng máy Snes, hình ảnh đẹp hơn nhiều so với Fire Emblem 2 (Gaiden) Được tung ra trên thị trường vào ngày 21/01/1994. Được remake trên hệ Wii vào ngày 26/12/2006. Vào ngày 10/10 có tin tiết lộ rằng, đó là sản phẩm của Nintendo DS.
- Cốt truyện: Marth là hoàng tử xứ Altea và là người kế vị chính thức của Anri, người chiến binh vĩ đại đã tiêu diệt con rồng bóng tối Medeus. Tuy nhiên, sau một cuộc chinh phạt của nước láng giềng Dolua, Marth đã bị bắt lưu đày ở xứ Talis. Em gái Ellis thì bị bắt làm con tin sau khi cha anh ta bị giết bởi tên thầy tu Garnef. Với sự giúp đỡ của các hiệp sĩ Altea và thầy Jeigan, công chúa Talis, Sheeda và các quốc gia khác, Marth dấn thân vào một cuộc phiêu lưu tìm một thánh kiếm được kính cẩn gọi là Falchion, và chỉ huy hiệu lừa-Fire Emblem-mới giúp anh ta cầm được nó. Chỉ khi đó, anh mới có thể đương đầu được với Garnef và tên ma cà rồng Medeus, giành lại vương quốc Altea và cứu lấy em mình. Trên đường, Marth đã hiểu được sự liên kết giữa quỷ Medeus và bộ tộc Mamkute (Manakete đó ) có thể biến thành rồng nhờ sử dụng những viên đá đặc biệt, và rằng Medeus là vị vua của bộ tộc rồng cuối cùng.
p/s : Fire Emblem 3 là đồ Remake của FE1 nên cốt truyện hơi bị giống.
4) Fire Emblem 4: Seisen no Keifu (Genealogy of the Holy War)
- Được tung ra thị trường vào ngày 14/05/1996 tại Nhật Bản. FE4, dĩ nhiên, là game thứ 4 trong series Fire Emblem, là phiên bản thứ 2 trên máy Snes, và là game cuối cùng được sản xuất bởi Gunpei Yokoi. Sau đó, game này đã được phát hành rộng khắp trong ngoài Nhật Bản qua cửa nhập khẩu hay qua những trình giả lập trên PC. Sau đó nó đã được patch qua giả lập để thành tiếng Anh, và được phát hành (lậu) trên máy của Nhật vào ngày 30/01/2007.
- Cốt truyện: Fire Emblem 4 được coi là một trong những Fire Emblem hay nhất trong series này, với sự đột phá về đồ hoạ, cũng như về nhân vật, cốt truyện Fire Emblem 4 thật sự thu hút người chơi với 2 phần chơi riêng biệt: Đầu tiên là cốt truyện của Sigurd, cốt truyện thứ 2 là con của Sigurd: Serlis
Một câu truyện thần thoại...
317 năm sau cuộc chiến tranh lịch sử, chúa tể của loài quỉ là Loptous khao khát trở thành chúa tể của muôn loài, chi phối toàn bộ loài người, hắn bắt đầu xâm chiếm vùng đất của loài người, và loài người hàng năm phải cúng tế những đứa trẻ cho hắn. Nhưng sau 150 năm kinh hoàng đó, một quân đội đã được thành lập để chống lại sự tàn khốc của chúa tể loài quỉ, 12 vị thánh chiến hiệp sĩ với 12 loại vũ khí đã cùng đứng lại chống lại sự bạo tàn đó, giải phóng cho nhân loại. Sau chiến thắng đó, 12 loại vũ khí trong cuộc thánh chiến đã phân chia ra, 6 loại trong đó đã ở 6 quốc gia khác nhau. Vào năm 757, khoảng 100 năm sau cuộc thánh chiến, một cuộc chiến tranh lại nổ ra, một cuộc chiến tranh giữa các vùng đất của những thánh hiệp sĩ, cuộc chiến không thể tránh khói, câu chuyện bắt đầu từ đó.
Hệ thống Gameplay của FE4 có rất nhiều điểm khác biệt so với các FE khác. Một số điểm khác biệt là :
- Các mối quan hệ: Các nhân vật ở nửa đầu game có thể yêu nhau. Một cặp nhân vật có đủ LP (Lovers point) sẽ trở thành Lover (tình nhân ). Các nhân vật sẽ tự tăng LP, nhưng họ sẽ tăng nhanh hơn nếu sau turn họ đứng kế bên nhau và các cặp có thể nói chuyện với nhau (giống Support của FE GBA) sẽ giúp tăng một lượng lớn LP. Khi 2 char "thành đôi" và bà má mì sống sót qua 1 điểm ở Chapter 5, 2 char sẽ để lại vũ khí và kĩ năng của mình lại cho đứa con. Tuy nhiên, món vũ khí chỉ được thừa kế nếu đứa trẻ có thể sử dụng nó ở nghề đầu tiên mà nó làm (trừ phi là Thánh Khí, nếu là Thánh Khí thì bao giờ cũng được thừa kế cả ^^) và chỉ có các kĩ năng của bố mẹ được thừa kế. Đến nửa sau của game, đứa trẻ sẽ trở thành nhân vật điều khiển được. Cha mẹ cũng để lại máu "thần thánh" cho con và các sta nữa. Nếu một số char nữ sau chapter 5 bị die hay ko có người yêu, sẽ có một số char con hoang xuất hiện (subtitle character). Những đứa con sau này cũng có thể yêu nhau, và như vậy khi chúng đứng gần nhau độ cri của chúng sẽ tăng đáng kể.
- Weapon Triangle - Tam Giác Vũ Khí: FE4 là phiên bản đầu tiên áp dụng Tam Giác Vũ Khí, giống như trò oẳn tù xì vậy. Kiếm thắng rìu, rìu thắng thương, thương thắng kiếm.
- Hệ thống skill đặc biệt: FE4 là FE đầu tiên trong dòng FE có những skill đặc biệt của riêng từng char. Các char cũng có những skill đó nhờ vào nghề của mình. Các skill này có thể thực hiện trong trận đấu, trong các điều kiện phù hợp, hay là tự dưng mà thực hiện Và cha mẹ sẽ truyền lại các skill của mình cho con. Hệ thống này cũng có trong FE5, FE9, và FE10.
5) Fire Emblem: Thracia 776
- Là game FE cuối cùng trên dòng máy Snes. FE5 phát hành trên máy Snes vào ngày 01/09/1999, còn Rom thì ra vào ngày 21/01/2000, trong những ngày huy hoàng cuối cùng của máy Snes. So với FE4, hình ảnh FE5 cũng gần giống song lại "thật" hơn, đem lại hứng thú cho người chơi, xóa đi cảm giác mình đang điều khiển một hình nhân giả tạo. Fire Emblem 5 là phần tiếp theo của FE4, với các nhân vật cũ : Leaf, Fin, và Nanna. Lần này, câu chuyện của FE5 có bối cảnh là bán đảo Thracia ở phía tây nam Judgral.
- Hệ thống Gameplay: FE5 được biết đến với hệ thống gameplay "thật" của nó. FE5 cũng có các kĩ năng như trong FE4. Ngoài ra còn có thêm "trận đánh trong sương mù", hay đánh ban đêm. "Trận đánh trong sương mù" cần có cây đuốc hay cây trượng Torch. FE5 có phần "Capture", tức là người chơi có thể thu phục và lấy item của enemy. Giống FE3, 1 char có thể leo lên leo xuống con ngựa của mình như Lance Knight hay Axe Knight phải cầm kiếm khi đã leo xuống ngựa, và mấy char ngựa hay bay phải xuống ngựa khi đánh trong nhà (chứ nếu cưỡi con ngựa tổ chảng làm sao đánh ở trong nhà). Đây cũng là game FE duy nhất áp dụng chế độ tính Fatigue-sự mệt mỏi. Khi chiến đấu, khung Fatigue của các char sẽ tăng một ít. Khi đã đầy khung (mệt lử rồi) char đó sẽ không thể đánh trong trận kế tiếp. Điều này sẽ khiến người chơi phải sử dụng quân một cách tằn tiện và phải xài nhiều char. FE5 đã có thêm mục Rescue: một char có thể "cõng" một char khác (nếu như char được "cõng" không quá nặng). Một khi được cõng, char đó sẽ được bảo an tuyệt đối, kể cả khi char đang cõng phải chiến đấu. Dù vậy, nếu char đang cõng mà bị giết thì char được cõng sẽ phải leo xuống và tự đứng một mình. Như vậy, bạn sẽ bớt lo hơn khi train char yếu và từ đó, mục Rescue được giữ gìn cho đến nay.
† Download:
Giả lập Super Nintendo cho Android
Fire Emblem 1: Shadow Dragon and the Blade of Light (NES)
Fire Emblem 2: Fire Emblem Gaiden (NES)
Fire Emblem 3: Mystery of the Emblem (SNES)
Fire Emblem 4: Genealogy of the Holy War (SNES)
Fire Emblem 5: Thracia 776 (SNES)
† Video:
No comments