Header Ads

ads header

Breaking News

Final Fantasy VI Advance

Photobucket

Final Fantasy VI (ファイナルファンタジーVI Fainaru Fantajī Shikkusu) là phiên bản thứ sáu của dòng game Final Fantasy, được phát hành lần đầu vào năm 1994 trên hệ máy Super Nintendo Entertainment System.

Final Fantasy VI là phiên bản thứ ba thuộc dòng game Final Fantasy được phát hành ở Bắc Mỹ (sau Final Fantasy và Final Fantasy IV) hay còn được gọi là Final Fantasy III (US) trên hệ máy SNES. Do đó, nó được phát hành ở Bắc Mỹ dưới cái tên Final Fantasy III để duy trì sự liên tục trong cách đặt tên. Đây có thể nói là một tựa game kinh điển với hệ thống limit break khá là lạ và thú vị ở thời đó. Hệ thống kỹ năng độc đáo và cốt truyện hấp dẫn. Đây chính là những điểm mà các tựa game sau này phải học hỏi theo.

Câu chuyện của game tập trung vào cuộc xung đột giữa Đế quốc (Empire) , kẻ độc tài đang thống trị thế giới, và Hội hồi nhân (Returners), một nhóm nổi loạn chống lại chúng. Đế quốc đã xây dựng quân đội của mình thông qua các thí nghiệm với Esper, những vị á thần đầy ma thuật được cho là huyền thoại. Hội hồi nhân bắt đầu tìm kiếm sức mạnh ma thuật để chống lại Đế quốc, và một cựu quân nhân của Đế quốc , Terra Branford, cuối cùng chứng minh cho cả hai bên cho sự hiểu biết phép thuật và tiên thú.

Photobucket

Final Fantasy VI giới thiệu mười bốn nhân vật có thể điều khiển, số lượng nhân vật lớn nhất trong một game Final Fantasy cho đến nay, không kể đến các phiên bản phụ. Trò chơi được thiết lập trong một thế giới máy hơi nước theo kiểu tưởng tượng, ở một mức độ công nghệ tương ứng gần Trái Đất trong cuộc Cách mạng công nghiệp thứ hai. Đây là game cuối cùng trong series được phát hành cho hệ máy Super Nintendo và là game cuối cùng được đổi tên.

Final Fantasy VI được nâng cấp để phát hành trên hệ máy Play Station tại Nhật Bản năm 1999, trở thành một phần của Final Fantasy Collection. Ở Bắc Mỹ, bản nâng cấp này là một phần của Final Fantasy Anthology. Vào năm 2002, nó được phát hành ở Châu Âu và Úc. Một bản mới của trò chơi được phát hành trên Game Boy Advance như Final Fantasy VI nâng cao vào ngày 30 tháng 11 năm 2006 tại Nhật Bản và 05 tháng 2 năm 2007 ở Bắc Mỹ.

Cốt truyện
Final Fantasy VI được xây dựng trên thế giới 1000 năm sau “Trận chiến pháp thuật vĩ đại”. Sau cuộc chiến này, pháp sư và pháp thuật đã hoàn toàn biến mất và con người bắt đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên sử dụng máy móc để phục vụ đời sống. Cho đến một ngày, sự xuất hiện của cô gái bí ẩn Terra biết sử dụng pháp thuật đã hoàn toàn đảo lộn tất cả. Quốc vương Gestahl của Empire đã lợi dụng khả năng này hòng thực hiện mưu đồ thôn tính cả thế giới mà không biết rằng mình chỉ là con rối trong tay thuộc hạ của mình là Kefka, người có tham vọng còn cao hơn thế. Lợi dụng khả năng sử dụng phép thuật, Kefka muốn tàn phá cả thế giới này. Con đường mà Kefka đang đi cũng chính là con đường diệt vong cả nhân loại. Đứng trước hiểm hoạ như thế, một số người đã thành lập The Returners - lực lượng chống lại những tham vọng đe dọa hòa bình thế giới. Đó là khởi đầu của một cuộc hành trình dài mà bạn sẽ tham gia trong Final Fantasy VI.

Photobucket

Cốt truyện của game không xoay quanh một nhân vật trung tâm như vẫn thường thấy ở các bản Final Fantasy khác, mà được xây dựng bởi một tuyến nhân vật, trong đó từng nhân vật đóng những vai trò quan trọng theo từng thời điểm khác nhau. Mỗi nhân vật đều có những nét riêng và có những câu chuyện riêng mà nếu khám phá hết bạn sẽ tạo thành 1 bức tranh hoàn chỉnh về thế giới của FFVI. Nhiều nhân vật trong FFVI đã để lại ấn tượng sâu đậm như Edgar, vị vua trẻ với vẻ ngoài hời hợt và háo sắc, nhưng bên trong lại là một người đa mưu túc trí, dũng cảm và là một nhà sáng tạo tài ba. Hay như Shadow, được biết đến như một sát thủ chuyên nghiệp chỉ biết làm mọi chuyện vì tiền, nhưng thật ra anh ta lại là một người có thân thế bí ấn, cũng như luôn cố giấu bên trong lớp vỏ sát thủ vô tình một trái tim nhân ái, đầy tình cảm.

Thế nhưng nhân vật được xây dựng thành công nhất trong FFVI đáng được coi là biểu tượng của game lại chính là Kefka, nhân vật phản diện chính. Đừng đánh giá sai lầm Kefka bởi vẻ ngoài khá hài hước của hắn, sâu thẳm bên trong là một âm mưu cực kỳ thâm độc và sẽ bộc lộ dần theo tiến triển của game mà ở bước cuối cùng có thể khiến ta kinh hoàng. Ở Kefka, tham vọng và tài năng cũng lớn lao như dã tâm và suy nghĩ lệch lạc của hắn. Nếu như nhân vật phản diện Sephiroth (FFVII) được coi là nhân vật phản diện đáng yêu nhất, thì Kefka luôn bị coi là nhân vật phản diện đáng ghét nhất và cũng... đáng nể nhất. Tham vọng của Kefka khiến những nhân vật phản diện khác trong FF có phần kém hơn nhiều. Sephiroth trong FFVII chỉ muốn có sức mạnh càng nhiều càng tốt (thông qua hấp thụ Life Stream của trái đất), Kuja trong FFIX luôn ước mơ lật đổ và trả thù Garland (người nắm giữ vận mệnh của mình), Yu Yevon trong FFX thì chỉ chăm chăm một giấc mơ trường sinh bất tử, thậm chí như Ultimecia trong FFVIII cũng chỉ có tham vọng thống trị loài người... Kefka đã đẩy mức độ tham vọng và dã tâm lên đến đỉnh điểm. Mơ ước duy nhất của Kefka là tạo ra một thế giới hoàn toàn yên bình bằng cách tiêu diệt tất cả chỉ chừa lại mỗi mình hắn! Kefka đã phần nào làm được điều này khi biến thế giới thành một thế giới đổ nát trước khi các nhân vật chính kịp ra tay ngăn cản. Ngoài ra, nhắc đến Kefka không thể nào bỏ qua nụ cười cố hữu của hắn, nụ cười mà các fan đều thống nhất là nụ cười ấn tượng nhất trong tất cả các nhân vật của loạt game FF. Có thể đây là nhân vật độc nhất vô nhị mà Square đã xây dựng.

Photobucket

Gameplay
Hệ thống Job Skill ở một số phiên bản FF trước đã được dỡ bỏ, thay vào đó mỗi nhân vật sẽ có những Special Skill (kỹ năng đặc biệt) khác nhau; mỗi nhân vật có những điểm mạnh, điểm yếu riêng mà nếu ta biết cách phối hợp sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng lớn.

Celes có thể là một lá chắn vô cùng tốt, với kỹ năng Runic có thể vô hiệu hoá các đòn tấn công pháp thuật của đối phương, Sabin với kỹ năng Blitz rất mạnh là người chuyên kết thúc những trận đánh. Gogo với kỹ năng Mimic có thể bắt chước lại động tác vừa thực hiện là một thứ vũ khí có sức công phá khủng khiếp. Nếu bạn biết cách sử dụng và đặc biệt nhất là khai Cyan thác thì chiêu Bushido có thể tiêu diệt bất kỳ đối phương nào chỉ trong một lượt đi.

Hệ thống chiến đấu trong FFVI đã trở thành một trong những chuẩn mực của game RPG cổ điển. Tuy nhiên, đây cũng là phần cần hòan thiện nhất trong game vì việc bắt gặp trận đánh ngẫu nhiên thường dễ làm ta phân tâm hay mất phương hướng khi thực hiện nhiệm vụ phụ, hay vượt qua quãng đường dài đầy thử thách để lưu game.

Gameplay của Final Fantasy VI tương đồng với Final Fantasy V. Người chơi có thể trang bị tiên thú (Espers) để học phép thuật và tăng cường các chỉ số, tương tự như Jobs trong Job System. Những kỹ năng không học được từ tiên thú có thể được học bằng việc trang bị phụ kiện (Relics), thứ mang lại những kỹ năng như Nhảy (Jump) và Cầm hai tay (Two Hands) cho thành viên được trang bị. Các nhân vật còn có thể trang bị một vũ khí, một khiên, một mũ và một trang phục, mỗi trang bị thường đi kèm với thuộc tính độc đáo riêng như tăng cường chỉ số hay hoá giải tác động thuộc tính.

Photobucket

Không giống với các phần trước như Final Fantasy II và Final Fantasy IV nơi các thành viên đến và đi theo cốt tryện, Final Fantasy VI giới thiệu tính năng thay đổi party trong hầu hết mọi thời điểm. Xuất hiện khá sớm trong game, tính năng này được lặp lại trong các phiên bản về sau, người chơi có thể thành lập party của riêng họ từ những đồng minh đã tập hợp. Mỗi thành viên này có những tài năng cụ thể; lấy ví dụ, Locke là một tên trộm, Cyan là một Samurai,v.v... Tuỳ thời điểm, như sự xâm nhập vào Lục địa phía Nam (Southern Continent), một số nhân vật sẽ vắng mặt theo yêu cầu cốt truyện, nhưng trong hầu hết thời gian người chơi có thể sử dụng bất cứ party nào họ muốn. Điều đó có nghĩa là tất cả 14 nhân vật có thể điều khiển - con số lớn nhất trong cả seri chính - được tạo trong game, mỗi người đại diện cho một khía cạnh khác nhau của Job System và có phong cách chiến đấu của riêng mình. Vì số lượng lớn các nhân vật, nhiều dungeon trong game yêu cầu người chơi thiết lập nhiều party, sử dụng hai hay ba nhóm để mờ đường cho nhau và làm việc cùng nhau để tiến lên.

Cho dù một số nhân vật có những kỹ năng đặc biệt tương tự phép thuật, chỉ có hai nhân vật có khả năng học được phép thuật theo cách tự nhiên là Celes và Terra, những người thậm chí cũng chỉ có khả năng học những phép thuật rất hạn chế. Các nhân vật có thể học được phép thuật thông qua việc trang bị các viên đá ma thuật (Magicite), hoặc là một ít vũ khí và trang bị được lựa chọn. Magicite là phần còn lại đã tinh thể hóa của một tiên thú đã chết, những sinh vật huyền bí với sức mạnh ma thuật dữ dội. Mỗi nhân vật có thể trang bị cho một mảnh duy nhất của đá ma thuật tại một thời điểm, và mỗi mảnh vỡ của viên ma thuật chỉ có thể được sử dụng bởi một nhân vật duy nhất tại một thời gian nhất định. Khi được trang bị, viên ma thuật dạy phép thuật thông qua điểm Năng lực. Mỗi tiên thú dạy phép thuật theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, và tích lũy các điểm Khả năng làm nâng cao kĩ năng của nhân vật được trang bị, và khi đủ điểm năng lực để đạt được tỷ lệ 100%, phép thuật đã được học và có thể được dùng. Một số tiên thú như Lakshmi dạy các phép thuật cơ bản nhanh chóng, trong khi đó các tiên thú khác như Valigarmanda dạy các kỹ năng mạnh và hữu dụng rất chậm chạp. Điều này đồng nghĩa với việc phải kiên nhẫn, tất cả các nhân vật đều có thể học phép thuật (ngoại trừ Umaro và Gogo).

Photobucket

Thêm vào việc dạy các phép thuật thông thường, các tiên thú cũng tạo ra các phép Triệu hồi. Một nhân vật có thể Triệu hồi tiên thú được trang bị một lần trong trận đấu, thậm chí cho dù họ không biết phép thuật. Nhiều tiên thú khi được triệu hồi tạo ra các phép thuật giống như những gì chúng dạy, như Ramuh, cũng có khi tạo ra các hiệu ứng hoàn toàn khác, như Quetzalli. Một vài tiên thú có thể làm gia tăng chỉ số cho nhân vật được trang bị khi tăng level. Ví dụ, Gilgamesh làm tăng +2 Strength, Fenrir bổ sung 30% lượng MP, vân vân. Điều này có nghĩa rằng nhân vật có thể thay đổi các chỉ số theo ý muốn của người chơi - thậm chí một nhân vật tấn công vật lý như Edgar cũng có thể trở thành một pháp sư mạnh mẽ nếu có đủ level để nâng cao phép thuật. Điều này vô hình chung đã làm cho các quái vật triệu hồi có vị trí quan trọng hơn trong sức mạnh của toàn đội hơn các phiên bản trước, những thứ sẽ được mở rộng trong các phiên bản tiếp theo như Final Fantasy VIII .

Âm thanh và Đồ họa
Âm thanh luôn luôn là thế mạnh của loạt game FF, đặc biệt khi được sáng tác bởi Nobuo Uematsu - một cây đại thụ của làng nhạc game. FFVI là một trong những tác phẩm ưng ý nhất của ông. Phần âm thanh của game được đánh giá hay nhất trong số những game RPG cổ điển bên cạnh Chrono Trigger. Những đoạn nhạc ngoài worldmap hay trong các trận chiến đều rất tuyệt, đặc biệt ấn tượng là phân cảnh ở nhà hát opera. Nếu đã có dịp nghe qua soundtrack bài Aria di Mezzo Carattere (đoạn nhạc chính của phân đoạn opera này) bạn sẽ khó cuỡng lại cảm giác cứ muốn nghe thêm 1 lần nữa, 1 lần nữa và nữa... Chỉ có một khiếm khuyết nhỏ là hệ thống âm thanh của Gameboy Advance không thể hiện hết những ưu điểm của phần âm thanh, nhưng nhìn chung nó vẫn rất tuyệt.

Được xây dựng trên nền đồ họa 2D với nhà thiết kế chính là Yoshitaka Amano, một bậc thầy cũng đã từng góp phần làm nên sự thành công cho 1 game RPG kinh điển khác là FFVII, các nhân vật được thiết kế theo phong cách vẽ tay rất có cá tính và sinh động. Nhân vật hay quái vật thể hiện trên màn hình GameBoy Advance tuy nhỏ nhưng vẫn rất chi tiết, đặc biệt con trùm cuối vô cùng ấn tượng. Kiến trúc và ngoại cảnh được thiết kế rất đẹp, hoàn toàn phù hợp với khung hình của máy GameBoy Advance.

Photobucket Photobucket
Photobucket Photobucket

Final Fantasy VI Advance được coi là lời chia tay thật đẹp của SquareEnix đối với hệ máy GameBoy Advance sắp bước vào quá khứ. Một game RPG “siêu” kinh điển mà bất cứ fan nào cũng muốn thử qua, Final Fantasy VI Advance không đơn giản chỉ là game đáng để chơi mà nếu thả hồn vào game bạn sẽ thưởng thức trọn vẹn bầu không khí độc đáo có một không hai.

† Download:
Final Fantasy VI Advance

† Video:


Photobucket
Nyan~ !!! Nyan~ !!! ~+:+* watashino namae wo yonde *+:+~

No comments